Xếp hàng giữa phố cổ đợi mua món cá kho 'huyền thoại'
Theo đó, Phân hiệu Gia Lai Trường ĐH Sư phạm TP.HCM được Bộ GD-ĐT đồng ý tại quyết định số 2418/QĐ-BGDĐT ngày 5.9.2024. Việc ra mắt Phân hiệu Gia Lai vào đầu năm 2025 thể hiện tầm nhìn chiến lược của Trường ĐH Sư phạm TP.HCM trong việc đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho khu vực Tây nguyên.GS-TS Huỳnh Văn Sơn, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, nhấn mạnh: "Phân hiệu Gia Lai không chỉ là một cơ sở đào tạo mới mà còn là biểu tượng cho cam kết của Trường ĐH Sư phạm TP.HCM trong việc đồng hành cùng sự phát triển của Tây nguyên. Chúng tôi mong muốn kiến tạo một môi trường giáo dục tiên tiến, ươm mầm tri thức, đào tạo ra những thế hệ nhà giáo tâm huyết, giỏi chuyên môn, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho khu vực".Tây nguyên là khu vực có tiềm năng phát triển lớn nhưng còn gặp nhiều khó khăn trong lĩnh vực giáo dục, đặc biệt là việc thiếu hụt đội ngũ giáo viên chất lượng cao. Việc thành lập Phân hiệu Gia Lai Trường ĐH Sư phạm TP.HCM sẽ góp phần giải quyết vấn đề này, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về nguồn nhân lực cho khu vực.Phân hiệu Gia Lai Trường ĐH Sư phạm TP.HCM sẽ tập trung vào đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện GD-ĐT, góp phần giải quyết bài toán thiếu hụt giáo viên, đặc biệt là giáo viên chất lượng cao tại khu vực. Đồng thời, Phân hiệu Gia Lai sẽ mở rộng cơ hội tiếp cận giáo dục chất lượng cao cho học sinh, sinh viên tại Gia Lai và các tỉnh lân cận, tiết kiệm chi phí và thời gian di chuyển. Phân hiệu cũng sẽ là trung tâm nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và hội nhập quốc tế của giáo dục khu vực.‘Kerbal Space Program 2’ sẽ phát hành tháng 2 năm sau
Chị Thảo cho hay trồng sen không khó, chủ yếu là cung cấp bùn thật nhiều, bón phân định kỳ. "Khi sen bắt đầu ra lá, có rất nhiều sâu và rệp. Nếu người trồng phát hiện sớm thì có thể bắt bỏ theo cách thủ công. Nếu phát hiện muộn thì sâu phát tán nhanh, gây thiệt hại rất lớn về sen, lúc này cần dùng thuốc bảo vệ thực vật", chị Thảo cho hay.
Bộ GD-ĐT rà soát các phần mềm hỗ trợ tuyển sinh năm 2024
Theo đó, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã bổ nhiệm ông Lê Văn Thành, Chánh văn phòng Bộ NN-PTNT, giữ chức Chánh văn phòng Bộ Nông nghiệp và Môi trường; bổ nhiệm 8 cán bộ giữ chức Phó chánh văn phòng bộ. Bổ nhiệm ông Nguyễn Quốc Toản, Giám đốc Trung tâm Chuyển đổi số và thống kê nông nghiệp (Bộ NN-PTNT), giữ chức Chánh văn phòng Đảng ủy bộ và bổ nhiệm 2 Phó chánh văn phòng Đảng ủy.Về lãnh đạo 30 đơn vị trực thuộc bộ, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã bổ nhiệm ông Phạm Tân Tuyến giữ chức Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ; ông Lê Vũ Tuấn Anh, giữ chức Chánh thanh tra bộ; ông Đặng Ngọc Điệp giữ chức Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - tài chính; ông Phạm Đức Luận giữ chức Cục trưởng Cục Quản lý đê điều và phòng, chống thiên tai; ông Hoàng Ngọc Lâm giữ chức Cục trưởng Cục Đo đạc, bản đồ và thông tin địa lý Việt Nam.Bổ nhiệm ông Trần Tuấn Ngọc giữ chức Cục Viễn thám quốc gia; ông Nguyễn Văn Long giữ chức Vụ trưởng Vụ KH-CN; ông Trần Đình Luân giữ chức Cục trưởng Cục Thủy sản và kiểm ngư; ông Dương Tất Thắng giữ chức Cục trưởng Cục Chăn nuôi và thú y; ông Nguyễn Trường Giang giữ chức Chánh văn phòng Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia; ông Trần Bình Trọng giữ chức Cục trưởng Cục Địa chất và khoáng sản Việt Nam; ông Lê Phú Hà giữ chức Cục trưởng Cục Chuyển đổi số; ông Ngô Hồng Phong giữ chức Cục trưởng Cục Chất lượng, chế biến và phát triển thị trường; ông Trần Công Thắng giữ chức Viện trưởng Viện Chiến lược, chính sách nông nghiệp và môi trường.Bổ nhiệm ông Lê Quốc Thanh giữ chức Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia; ông Nguyễn Thượng Hiền là Cục trưởng Cục Khí tượng thủy văn; ông Tăng Thế Cường là Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu; ông Hoàng Văn Thức là Cục trưởng Cục Môi trường; ông Trần Quang Bảo là Cục trưởng Cục Lâm nghiệp và kiểm lâm; ông Nguyễn Văn Tài là Cục trưởng Cục Bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; ông Đào Trung Chính giữ chức Cục trưởng Cục Quản lý đất đai; ông Châu Trần Vĩnh giữ chức Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước; ông Nguyễn Đỗ Tuấn Anh giữ chức Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế; ông Huỳnh Tấn Đạt giữ chức Cục trưởng Cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật; ông Phan Tuấn Hùng giữ chức Vụ trưởng Vụ Pháp chế; ông Lê Đức Thịnh giữ chức Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn; ông Nguyễn Đức Toàn giữ chức Cục trưởng Cục Biển và hải đảo Việt Nam; ông Nguyễn Ngọc Thạch giữ chức Tổng biên tập Báo Nông nghiệp và Môi trường; ông Đào Xuân Hưng giữ chức Tổng biên tập Tạp chí Nông nghiệp và Môi trường.Tại buổi lễ, đại diện Bộ Nông nghiệp và Môi trường cho biết, thực hiện chủ trương và kế hoạch của Ban Chỉ đạo T.Ư và Ban Chỉ đạo của Chính phủ về thực hiện Nghị quyết số 18, đến nay, bộ đã sắp xếp và tổ chức lại 55 tổ chức, đơn vị thành 30 đơn vị. Trong đó, có 26 tổ chức hành chính giúp bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước; 4 đơn vị sự nghiệp trực tiếp phục vụ chức năng quản lý nhà nước của bộ.Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Môi trường gồm Bộ trưởng Đỗ Đức Duy và 10 thứ trưởng đã được Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định điều động, bổ nhiệm, gồm các ông, bà: Trần Quý Kiên, Lê Công Thành, Lê Minh Ngân, Nguyễn Thị Phương Hoa, Nguyễn Hoàng Hiệp, Trần Thanh Nam, Nguyễn Quốc Trị, Phùng Đức Tiến, Hoàng Trung và Võ Văn Hưng.Bộ Nông nghiệp và Môi trường đang là bộ có nhiều thứ trưởng nhất sau khi thực hiện hợp nhất, tinh gọn bộ máy thực hiện Nghị quyết 18.
Chị N.T.D.Y, chuyên kinh doanh quần áo online, ngụ tại H.Nhà Bè (TP.HCM) chia sẻ: "Tài khoản Facebook bán hàng đã dùng hơn 5 năm vừa bị khóa nhưng không rõ nguyên nhân. Facebook này có rất nhiều khách hàng quen nên bị mất là tôi không thể nào bán hàng được, nhất là vào dịp tết cuối năm. Tôi làm đủ mọi cách để kháng cáo nhưng không được. Nhờ nhiều người quen am hiểu về công nghệ cũng không khôi phục được tài khoản. Tôi đành tạo một trang Facebook khác nhưng như thế chẳng khác nào phải xây nhà lại từ đầu, rất chán nản". Chị N.T.B.D., ngụ tại TP.Hải Dương, chuyên kinh doanh hàng Nhật xách tay cũng gặp phải trường hợp mất trang Facebook cá nhân đang sử dụng. "Facebook không hề thông báo trước lý do cụ thể để người dùng khắc phục lỗi. Tôi bán hàng online mà bị khóa Facebook nên bị mất hết thông tin đặt hàng tết của khách, phải nhờ từng người báo đơn lại" - chị Diệp than thở.Chia sẻ với PV Thanh Niên, ông Võ Đỗ Thắng, Giám đốc Trung tâm Tư vấn An ninh mạng Athena nhận định: "Tình trạng Facebook khóa tài khoản hàng loạt là một hiện tượng bất thường đang diễn ra hiện nay. Nhiều người đã gửi báo cáo cho tôi và nhờ can thiệp, trong số đó có nhiều tài khoản bị khóa một cách vô lý cho dù đã sử dụng hàng chục năm. Đây là các tài khoản cá nhân bị Facebook yêu cầu xác thực. Mặc dù chủ tài khoản đã cung cấp CCCD, xác thực khuôn mặt, xác thực thẻ tín dụng... nhưng vẫn bị khoá tài khoản không cho kháng cáo, không cho yêu cầu xem xét lại. Với lý do không chính đáng ngoài việc thông báo mơ hồ vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng".Không chỉ trên Facebook, nhiều tài khoản TikTok gần đây cũng bị "bay màu" hàng loạt không rõ nguyên nhân. Trao đổi với Thanh Niên về vấn đề này, ông Huỳnh Kim Tước, Chủ tịch Tiểu ban Công nghệ và Chuyển đổi số thuộc Hiệp hội Thương mại Mỹ tại Việt Nam (AmCham), từng có thời gian dài làm đại diện Facebook tại Việt Nam, chia sẻ: "Đúng là gần đây có hiện tượng nhiều tài khoản Facebook bị khóa đột ngột, ngay bản thân của tôi cũng có vài tài khoản quảng cáo cũng bị khóa và chưa kháng cáo được. Về hiện tượng này, theo tôi là xuất phát từ những báo cáo về các hiện tượng bất thường tại thị trường, cụ thể ở đây là Việt Nam. Ví dụ, Facebook phát hiện ra tình trạng vi phạm pháp luật, vi phạm quy định và nguyên tắc cộng đồng đang tăng lên cao thì họ sẽ có chiến dịch để hạn chế. Trong quá trình này họ sẽ dùng công nghệ AI để quét chứ không thể dùng thủ công để rà soát. Do đó, sẽ có nhiều trường hợp bị ảnh hưởng dù họ không có hoạt động nhiều, và một số trường hợp cho rằng mình bị khóa vô cớ. Tuy nhiên, trong các trường hợp này có thể kháng cáo, trả lời và cập nhật thông tin cần thiết để Facebook có thể xem xét". Thực tế hiện nay, việc kháng cáo để lấy lại tài khoản rất khó khăn, thậm chí ít khi được xem xét. Theo ông Huỳnh Kim Tước, trong trường hợp này thì trên thị trường có một số đại lý (agency) có mối quan hệ với Facebook và đã có quá trình làm việc, quảng cáo với Facebook có thể đứng ra bảo lãnh, xác nhận để Facebook xem xét, ưu tiên trong việc khôi phục tài khoản. Đó là lý do trên thị trường hiện nay có nhiều cá nhân đứng ra nhận dịch vụ lấy lại tài khoản và thu phí. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp mạo danh để lừa đảo. Ông Ngô Minh Hiếu (Hiếu PC), chuyên gia dự án Chongluadao.vn cũng cho biết: "Thực tế là có một số cá nhân, agency có mối quan hệ với Facebook, có khả năng và uy tín để bảo lãnh để khôi phục tài khoản Facebook bị khóa. Tuy nhiên có rất nhiều người mạo danh quảng cáo dịch vụ lấy lại tài khoản bị khóa và lừa đảo. Ngay bản thân tôi cũng thường xuyên bị người khác mạo danh để lừa đảo lấy tiền để khôi phục tài khoản. Do đó, người dùng cần phải hết sức tỉnh táo và nên xác minh rõ người hỗ trợ có thật sự có khả năng hay không". Trao đổi với PV, đại diện TikTok tại Việt Nam cho biết: "Với những trường hợp vi phạm nguyên tắc cộng đồng của TikTok như livestream bán hàng không đúng quy định, livestream chửi bới, có ngôn từ thù địch và miệt thị người khác thì sẽ bị khóa. Điển hình như trường hợp mới đây, tài khoản TikTok của một nhân vật nổi tiếng chửi bới khi đang livestream cũng đã bị khóa. Một số tài khoản khác nếu tham gia bình luận (comment) vào luồng livestream và có cùng cảm xúc hay ủng hộ tinh thần cho người livestream chửi bới, xúc phạm hay miệt thị người khác thì cũng sẽ bị khóa".
Highlights VBA 2023: Saigon Heat thắng nghẹt thở chỉ trong 2 giây
Đến với giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III - 2025 (TNSV THACO cup 2025) với tư cách đương kim hạng ba, nhưng đội Trường ĐH Công nghệ Đồng Nai đã trở thành đội đầu tiên phải dừng cuộc chơi, với hai trận toàn thua ở bảng C.Đây là cái kết có phần nghiệt ngã với thầy trò HLV Lê Hữu Phát. Ở trận đầu tiên gặp Trường ĐH Sư phạm TDTT Hà Nội, Trường ĐH Công nghệ Đồng Nai đã chơi tốt hơn, tạo ra nhiều cơ hội ăn bàn nhưng bỏ lỡ đáng tiếc, để rồi bị trừng phạt bởi sai lầm của thủ môn ở phút cuối cùng. Đến trận thứ hai gặp Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, đại diện đến từ Đồng Nai vẫn chơi nhỉnh hơn, song lại phung phí thời cơ định đoạt trận đấu, rồi thủng lưới trong phút giây lơ là. Sở hữu lực lượng cầu thủ tốt và lối chơi tấn công rực lửa, nhưng việc không duy trì được sự tập trung đã khiến đội Trường ĐH Công nghệ Đồng Nai dừng chân. Đây là bài học mà HLV Lê Hữu Phát cùng học trò sẽ nhớ kỹ.Trước khi rời giải, Trường ĐH Công nghệ Đồng Nai còn trận đấu cuối cùng với Trường ĐH Công nghệ TP.HCM để có lời chia tay đẹp. Khác với đối thủ từ Đồng Nai, Trường ĐH Công nghệ TP.HCM đã có vé vào tứ kết với 4 điểm sau 2 trận. Ở bảng C, Nguyễn Minh Trí cùng đồng đội đã thắng đội Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM (đội được mệnh danh là "hiện tượng" khi đã loại đương kim vô địch Trường ĐH Sư phạm TDTT TP.HCM) với tỷ số 2-1 trong trận ra quân nhờ thế trận phản công chặt chẽ và tận dụng tối đa cơ hội.Đến trận thứ hai gặp đội Trường ĐH Sư phạm TDTT Hà Nội, ứng viên hàng đầu cho chức vô địch, các chàng trai HUTECH dù hòa 0-0, nhưng đã để lại ấn tượng đậm nét. Đội bóng của HLV Nguyễn Quốc Nam tổ chức phòng ngự khoa học và kín kẽ, khiến đối thủ có rất ít cơ hội tiếp cận cầu môn. Đồng thời ở khâu phản công, Nguyễn Minh Trí, Trần Hữu Bình và Roãn Trung Đức lại mang đến những mảng miếng phối hợp đặc sắc và hiệu quả đến mức... dân chuyên có lẽ cũng phải đánh giá cao.Mấu chốt của Trường ĐH Công nghệ TP.HCM là tinh thần đoàn kết. Không ngôi sao nào quan trọng hơn lối chơi tập thể. Chính sự gắn kết giữa các tuyến, cách vận hành khoa học và kỷ luật đã giúp thầy trò HLV Nguyễn Quốc Nam từng bước vượt khó.Với nhuệ khí đang lên cao độ, Trường ĐH Công nghệ TP.HCM sẽ không để đối thủ dễ dàng có 3 điểm trong trận hạ màn bảng C, diễn ra lúc 17 giờ 45 hôm nay (9.3).